HÌNH THÀNH TƯ DUY ĐẦU TƯ
Nhà đầu tư khi trở thành một con người xây dựng, đồng nghĩa với việc bạn phải đứng lên tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tự thân. Chịu trách nhiệm cho nhân sự là TIỀN mồ hôi nước mắt của gia đình.
Chính vì vậy ở hành trình này! Việc của mình là tập trung vào chính bản thân mình, nhìn nhận lại. Ai nói gì kệ họ, những lời như: học hành làm gì; đầu tư nghe phím đi cho nhanh; làm sao mà bạn giàu lên từ chứng khoán được; may rủi lắm bạn ơi; bạn cứ nghe theo tôi, mã đó không ngon đâu, vào mã nóng này chơi nè ... đều không khiến mình trở nên tốt hơn.
- Đúng hay sai, không ai gánh vác thay & chịu trách nhiệm ngoài chính bản thân mình.
PHẦN 1: NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ VỐN
Có một tình trạng là cứ chạy theo mua đuổi với thị trường liên tục cường độ cao & tỷ trọng nav lớn (full margin) thì nên xem lại cách đầu tư!
Sẽ có rất nhiều người đang có vấn đề này?
Mà hầu hết các nhà đầu tư đều thế này! Lúc còn ở dưới thấp thì không mua đâu, mà cứ chờ càng lên cao lại càng dồn tiền vào để mua. Không lòng vòng nữa, mình đi vào các nguyên tắc luôn:
Nguyên tắc số 1: Việc quản trị danh mục nó không phải là đúng hay sai, không có quy định nào rõ ràng về việc mua bao nhiêu & như thế nào là đúng - mà bản chất là làm thế nào ĐỂ KIẾM NHIỀU TIỀN NHẤT KHI ĐÚNG? Mục tiêu là tìm kiếm những cổ phiếu leader & di chuyển được tiền đến những cổ phiếu này.
SỰ TẬP TRUNG - FOCUS FOCUS FOCUS - không đa dạng hoá là chìa khoá để tối ưu lợi nhuận trong khi sẽ có nhiều nguyên tắc để bảo vệ tránh rủi ro. Nó chỉ rủi ro khi mình không đi theo đúng những nguyên tắc.
Một số câu hỏi cần phải check để xem trạng thái danh mục:
-> Bạn đang nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu?
Điều tốt nhất là đừng bao giờ nắm giữ quá 8 cổ phiếu, cần phải đa dạng hoá thời gian nắm giữ hơn là đa dạng hoá cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ chịu rủi ro của mình. Khi kinh nghiệm & sự tự tin nhiều hơn, có thể hướng đến sự tập trung vào một hoặc một số cổ phiếu nhất định.
Lưu ý: Với những những size tài khoản lớn nên tập trung vào nhóm cổ phiếu đáp ứng được yêu cầu về thanh khoản, hạn chế nhóm cổ phiếu nhỏ.
Nguyên tắc số 2: Việc đầu tiên là phải bắt đầu đúng! Có nghĩa là mua phần đầu tiên khi cổ phiếu vượt qua điểm pivot của một nền tảng tiềm năng dựa trên mức volume đạt điều kiện (tốt nhất là từ nền giá số 1 và số 2) - có thể mua theo điểm mua chart ngày hoặc chart tuần.
Theo dõi những cơ hội mua tiếp theo sau lần giải ngân số 1:
=> Tự động theo dõi việc mua tiếp theo khi cổ phiếu vượt các mốc tiếp theo bên trên điểm pivot. (không mua quá 5% vượt quá từ điểm pivot) ví dụ: 2% - 2,5% và trên cao hơn 4-5% trên điểm pivot. Các điểm cần chú ý như sau:
- Sau một nền tảng tích lũy tiềm năng
- Sự kéo ngược tới đường 10 EMA
- 3 tuần thắt chặt sau khi cổ phiếu vừa breakout ra khỏi nền tảng tích lũy
-------------------------
2 nguyên tắc này, mình sẽ đi vào thảo luận chi tiết.
Nói thẳng ra là mục tiêu của đi vốn nhằm tối đa hoá lợi nhuận, đó là cái cốt lõi nhất. Đánh lan man thường không hiệu quả, càng có kinh nghiệm & đủ khả năng control thì cầm càng ít cổ phiếu.
Danh mục nhìn 5-7 mã là đã thấy thiếu hiệu quả rồi, nguyên nhân nó đến từ nhiều khía cạnh, có thể do bản chất mình muốn đa dạng hoá cho an toàn, nhưng cốt lõi là không hiểu hoặc không biết nên chọn mã nào là tối ưu nhất. những người đầu tư tốt nhất mình từ gặp đều đánh từ 1-3 cổ phiếu là tối đa trong 1 time duy nhất. Chia sẻ để các bạn rõ! Không lan man & cực kì tập trung mới là bí quyết để tối ưu lợi nhuận.
Tuy nhiên muốn làm được điều này, trước tiên phải rõ 4 trụ cột đầu tư. Tâm lý & Cảm xúc phải vững, biết cách quản trị rủi ro, hiểu môi trường kinh doanh & thuộc lòng các nguyên tắc mua bán. Còn lơ mơ mà tập trung danh mục sẽ phản tác dụng.
Vậy phải tìm những cổ phiếu leader ở đâu?
Có thể tìm bằng phân tích kỹ thuật kết hợp cơ bản - một cổ phiếu leader cho ngành hoặc thị trường phải luôn có sức mạnh giá cực kì tốt RS>80, nền tảng tích lũy đủ dài cho pha tăng mới, và đi kèm theo là câu chuyện kinh doanh có tính chuyển mình tăng trưởng trong tương lai, có hưởng lợi từ chính sách & vĩ mô. Kiếm cổ phiếu & dòng leader không khó! Dễ nếu biết cách thực hiện.
Sau khi sàng lọc ra ở thời điểm đó khoảng 3 cổ phiếu thuộc 3 nhóm ngành có khả năng leader. Rồi tìm cách giải ngân. Lưu ý có những thời điểm không có tới 3 nhóm mà 1 nhóm thôi thì lại càng tốt.
Hoặc quá nhiều dòng có khả năng chuyển mình như ở thời điểm hiện tại đây. (Đầu tư công, Dầu khí, năng lượng, thuỷ sản, bán lẻ, chứng khoán, du lịch.... ) nếu ở thời điểm quá nhiều thì cân nhắc chọn lựa dòng mang tính thanh khoản cao để phản ánh đúng size & value thị trường, đôi khi vào dòng nhỏ hơn thì market có thể phản ánh sai.
Đa dạng hóa danh mục, bỏ trứng vào nhiều giỏ là quan điểm đầu tư không hợp lý với riêng quan điểm cá nhân mình trên thị trường chứng khoán. Danh mục càng tập trung dựa trên sự đánh giá về môi trường kinh doanh & câu chuyện doanh nghiệp sẽ có hiệu suất tốt nhất.
Ví dụ đơn giản: Nhà nước vận động, dù gái hay trai chỉ 2 là đủ, sinh con ít, chăm sóc & cho điều kiện cuộc sống tốt => giúp con phát triển. Nhà đông con, chục đứa mà không có cơm ăn áo mặc, học hành không tới nơi tới chốn thì khổ cả đời. Ví dụ vui thôi mn. Cho thấy việc chăm sóc càng ít cổ phiếu sẽ càng giúp tài khoản tăng trưởng nhanh hơn.
-----------------------------------
Tiếp theo phương án mua này sẽ đi đến việc nắm giữ.
Nguyên tắc số 3:
1. Nguyên tắc 8 tuần: Nếu bạn mua cổ phiếu tiềm năng tại điểm pivot khi nó vượt ra khỏi nền tảng tích lũy, và nó cho mức tăng lên 20% hoặc hơn trong vòng 2, 3 tuần. Hãy giữ cổ phiếu này ít nhất trong 8 tuần trừ khi cổ phiếu cắt dưới điểm mua của bạn 7-8%
=> Cổ phiếu tăng lên 20% hoặc hơn trong 3 tuần là rất mạnh mẽ, và thường mở ra nhiều nền tảng cao hơn trong tương lai. Bằng việc giữ trong 8 tuần, mình sẽ tồn tại trong suốt đợt giảm nào trong giai đoạn đầu tăng giá cổ phiếu2. Đường trung bình 10 EMA (ngày & tuần)
- Đường 10EMA sẽ thường xuyên duy trì pha tăng gia của cổ phiếu sau điểm breakout. Sử dụng nếu bạn giao dịch có một xu hướng ngắn hạn.3. Đường trung bình 50 EMA
Đường 50EMA thường duy trì cổ phiếu trong toàn bộ thời gian đến khi tạo đỉnh. Một công cụ kỹ thuật rất thực tế
3 nguyên tắc này dựa trên yếu tố kỹ thuật, ngoài ra còn phải đánh giá thêm về câu chuyện cơ bản thông qua kết quả kinh doanh & kỳ vọng doanh nghiệp
Nguyên tắc số 4: Giao dịch với margin
Margin là một công cụ tuyệt vời để cải thiện mức độ hiệu quả, chỉ nên được sử dụng khi xác nhận một thị trường tăng giá (uptrend)
Chỉ nên sử dụng khi:
- là nhà đầu tư có kinh nghiệm
- là người luôn có kỷ luật trong việc stoploss
- tìm kiếm những cổ phiếu chứng dẫn đầu, tìm được nhịp đập của nhóm cổ phiếu này
- đảm bảo đang trong tình trạng tài chính lành mạnh, không vay nợ hay mắc nợ.
Nguyên tắc số 5: Xây dựng vị thế theo mô hình kim tự tháp
Nguyên tắc quan trọng nhất khi mua thì mua theo mô hình kim tự tháp, thường xuyên bảo vệ giá trung bình đừng để quá cao. Mình thường xuyên giữ mức giá đệm càng an toàn càng tốt để giúp mình vượt qua các khu vực điều chỉnh thông thường. Không ai giỏi tới mức thấy cổ phiếu giảm mà không lo lắng, các nhà tạo lập cũng tranh thủ sử dụng các điểm rũ này để rũ hết nguồn cung trên đường tăng, nên ghi nhớ điều này thật kỹ.
không có con số cụ thể cố định cho mức NAV giải ngân là bao nhiêu %. Trên bức hình này là mức lý tưởng cần giải ngân.
Có nhiều trường hợp, hiểu rõ doanh nghiệp và không cần tốn thời gian có thể mua trước 50% tại vùng nền - không cần tại pivot. Sau đó gia tăng tiếp 50% còn lại là điểm pivot. làm thế nào không quan trọng, miễn là giá vốn gần khu vực nền tích lũy, đảm bảo một biên an toàn để nắm giữ qua khỏi khác khu vực điều chỉnh. Những lần mua đầu tiên phải bằng tỷ lệ tiền mặt
nhìn thì thấy đúng, nguyên tắc dễ ẹt. Nhưng làm thì ai cũng làm ngược lại. Mua vùng đáy thì ít, càng lên cao thì càng múc cho thật nhiều. Sóng năm 2021 chắc là nhiều người bán nhà vào đoạn đỉnh, mở mắt ra trần, mở mắt ra là tím. Nhưng chính hành động chí tử này khiến tài sản tụt dốc không phanh.
Mức lãi 100% thành 5-10% và sau đó là bùm: lỗ 20-40%
Mua nhiều ở dưới, càng lên cao mưa càng ít. Thậm chí không mua nữa chỉ ngồi im & chờ ngày kết thúc đợt sóng & thoát khỏi thị trường. Càng lướt nhiều, mụn sẽ càng dễ có xu hướng đưa tiền & margin vào bất kì giai đoạn nào của thị trường. => chỉ phù hợp với chuyên gia, còn người thường thì tốt nhất đừng nên làm vậy.
bất kì một giai đoạn tăng giá nào cũng sẽ kèm theo một giai đoạn gọi là: CHẠY NƯỚC RÚT - đây là time cổ phiếu tăng giá rất nhanh. 2-3 phiên có thể tăng 20-30% rồi sau đó đảo chiều mạnh. Đoạn cuối bao giờ cũng là cực đại về fomo.
Việc mất vị thế trung hạn rất khó để bạn có thể tiếp cận con sóng. Phải liên tục xua đuổi & đa số trường hợp là sợ cổ phiếu điều chỉnh.
Đầu tư rất là nhàn, có một số time nghiên cứu & mua. Sau đó ôm nắm giữ tới thời điểm bán & nghỉ. Lại tiếp tục chu kỳ như vậy! Sao mà nhàn dữ vậy không biết!
Có một số anh chị vào room muộn, hỏi là giờ mua như nào, điểm mua chỗ nào. Thật sự đây cũng là câu hỏi rất khó trả lời. Vì bản chất là mình không mua chỗ này. Chứ các cố vấn mà đi lệnh thì anh chị cũng đều sẽ được thông báo. Sóng nó không phải chỗ này cũng là đáy sóng để mà mua, như ở thời điểm hiện tại rất khó để tìm ra một vị thế mua trung hạn tốt nắm giữ. hầu hết đều phải mua trên nền ngắn đi lên. Tâm lý mua xong cứ sợ thị trường điều chỉnh. Anh chị đừng rời đi, cũng không cần phải quá lo lắng. Nếu vào sau thì phải chấp nhận mua cao & xử lý vị thế bằng cách đi vốn. Chia ra nhiều phần vốn mua tại vị thế hiện tại, nếu thị trường điều chỉnh thì giải ngân thêm các phần vốn đã chuẩn bị sẵn. Với cách này thì mn phải luôn chuẩn bị khoản NAV dự phòng, sẽ không tối ưu nhất như tham gia đúng điểm được nhưng vẫn đuổi theo được sóng cổ phiếu.
Có 2 cách xây dựng vị thế trung hạn: 1 là phải mua đúng điểm - 2 là thay đổi bằng phương án đi vốn hợp lý.
----------------------------------------------
PHẦN 2: BÀI HỌC VỀ SỰ KIÊN TRÌ KHÔNG BỎ CUỘC
"Hồi tưởng lại về thời gian đầu mình bước vào thị trường"
Kể lại câu chuyện, thời mới tham gia thị trường chứng khoán; mình được người anh giới thiệu cho một người thầy. Học được một thời gian, cũng may giai đoạn đầu lại vào đúng lúc uptrend. Lại còn có cả sóng penny - đến giờ kể lại mình vẫn còn thấy sướng tay khi đánh penny 4 ngày lãi 50% - trong vòng 2 tháng từ số tiền ban đầu mình nhanh chóng x2 vốn. Đơn giản quá nhỉ!
Lúc này cảm giác mình cực kì tự tin vào khả năng bản thân trên thị trường chứng khoán, đương nhiên là có đổ thêm vốn vào nhưng sau đó dòng tiền rút đi, đợt đó penny giảm trở lại, tiền kiếm cũng theo đó ra đi một số, nhưng may vẫn còn lãi. Đó chính là lần đầu tiên thị trường dạy cho mình biết về DÒNG TIỀN và những cạm bẫy trên thị trường chứng khoán.
Thấy không bền, mình đi tìm kiếm những người thầy khác, đơn giản mình tin rằng chỉ có kiến thức mới giúp mình đầu tư tốt hơn. Rồi may mắn mình gặp một người môi giới, mở lớp dạy phân tích cổ phiếu!
Lúc đó kiến thức hay quá, thật sự chưa bao giờ mình cảm thấy mình hiểu hơn về thị trường đến như vậy! Đặt cả niềm tin và sự tin tưởng tuyệt đối vào người thầy của mình!
Hưng phấn rồi đánh đấm liên tục, nhảy ra nhảy vào thời gian đó, mày quá thì sóng vẫn còn để mình chơi được một đoạn, nhưng rồi thị trường đến lúc nghỉ ngơi sau đà tăng dài. Một thời gian sau đó, thị trường rơi. Cổ phiếu mình cũng rơi theo!
Lúc đó mình chỉ đợi lệnh của thầy để rút tiền về, rõ ràng nguyên tắc thì bảo rủi ro rồi, lỗ rồi, không nên ôm nữa. mà mình vẫn đợi ngày 1,2,3 ... ngày qua ngày trôi qua mình vẫn không thấy có tín hiệu gì, tiếp theo đó mình nhận ra kiến thức nếu thị trường đi lên mà không có volume, kéo trụ để tăng điểm số, cùng với số phiên phân phối liền kề nhau có nghĩa dòng tiền không thấy hấp dẫn với mức giá hiện tại và thị trường có khả năng điều chỉnh.
Nhưng rồi tất cả lòng tin của mình sụp đổ vì lần đầu tiên mình lỗ trên 20% (sau sóng penny mình mượn thêm tiền gia đình dồn tiền đánh lớn) nên giờ số vốn mất của mình lên tới cả trăm triệu thời 2018 lúc đó.
Sau thời điểm thất vọng, quyết không nghe theo ai nữa (mặc dù tới bây giờ mình vẫn rất biết ơn và luôn nhớ anh như là một người thầy thực sự đầu tiên chỉ dạy cho mình về đầu tư chứng khoán),
Tuy vậy, không dừng lại, không thể control được bản thân, thời gian sau đó mình không ngừng đổ lỗi cho cả thị trường, cổ phiếu, số phận.
Quyết định làm theo cảm tính, giờ mới là giai đoạn mình bắt đầu "VÙNG VẪY - GIÃY GIỤA" chỉ để mục tiêu duy nhất là kiếm được lãi trở lại.
Đợt giảm thứ nhất của thị trường xong, đi ngang được vài phiên, mình cũng lao vào mua khi thấy những cổ phiếu trước đó bắt đầu tăng giá. Mặc dù mình biết là rủi ro vẫn còn đó, nhưng lần này toàn bộ tài sản mình lại đặt cược để hy vọng thắng trở lại.
Ngay ngày hôm sau, một cây giảm mạnh tiếp tục. Đánh bay tiếp 15% tài khoản (vẫn còn đam mê hàng cờ bạc). Sợ quá, vừa lo, vừa không hiểu bản thân vừa làm điều gì.
Mình bắt đầu đoán tiếp.
Buổi trưa hôm sau đó mình bán hết, lỗ gần cả trăm triệu. Vừa run vừa sợ, mình còn chả dám nghĩ đến chuyện sẽ tham gia lại thị trường.
Hàng đêm, thấy cả ngày cứ hí hoáy bật bảng điện, vợ tò mò, nhưng mỗi lần nghe vợ hỏi hôm nay thị trường thế nào! Tim mình đập dồn dập và chẳng dám nói những gì đã diễn ra với mình trong quãng thời gian đó. Đóng hết tất cả các tài khoản âm hơn 50%
Đêm nào cũng thao thức, không ngủ được. Nghĩ lại những gì vừa xảy ra, là do BẢN THÂN chẳng có bất kỳ sự kỷ luật nào: kiến thức bằng không, kinh nghiệm bằng không, quản trị cảm xúc lại càng không. Thất bại rồi! – Mình tự nhủ với lòng.
Một vài hôm sau khi ổn định trở lại, cuối cùng mình nghĩ: “Thôi, Phải dừng lại rồi! Làm lại từ đầu thôi” - đó là quyết định của mình, nghỉ ngơi một thời gian, không giao dịch gì cả.
Trong khoảng thời gian nghỉ khá lâu khoảng nửa năm, mình mua sách đọc, tìm hiểu lại những sai lầm của bản thân, tìm hiểu về cách xây dựng hệ thống giao dịch, những yếu tố cần thiết để làm một nhà đầu tư.
Học cách quản lý cảm xúc khi bắt đầu mua hay bán bất kì một mã nào, tại sao lúc trước mình lại vội vàng như vậy, cuối cùng là chuẩn bị kịch bản trước khi vào phiên.
Đương nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng mình đã làm lại từ đầu như thế!
Kể lại hành trình này rất dài, thực sự rất dài còn rất nhiều biến cố và bài học khác, nhưng cuối cùng, mình muốn gửi lời nhắn nhủ đến tất cả mọi người đang theo dõi những gì mình viết ở đây:
Nếu mọi người đang thua lỗ hoặc chưa đạt mức lãi như bao người khác!
Đừng lo lắng, cũng đừng quá buồn về bản thân, hãy lạc quan, tỉnh giấc và dừng lại khi thấy mình cần phải dừng.
Bài học đầu đời của mình là Dòng tiền & thị trường luôn đúng, chỉ có mình sai thôi, không phải do ai hay vì bất kỳ lý do gì. Rõ ràng mình biết giai đoạn rủi ro nhưng lại cứ cố vùng vẫy để kéo gỡ, không khác gì lọt vào hố sình sau đó vùng vẫy, giãy giụa, càng cố bao nhiêu mình càng bị thương nặng bấy nhiêu, mà đáng lẽ ra mình nên dừng lại.
Nhìn lại hành trình thua lỗ ấy, cả trong giai đoạn điều chỉnh downtrend của thị trường, không lúc nào không có mặt mình tham gia. Giá như mình dừng lại đúng lúc, và tham gia lại khi thị trường tốt hơn!
Hãy bình tâm lại, thoải mái, chấp nhận và đặt mục tiêu đầu tiên là hòa vốn hoặc đi lên từ từ. Đừng nghĩ đến mục tiêu có lãi nhanh, vì càng muốn kiếm lãi nhanh, thì lại càng áp lực, quyết định nóng vội rồi lại càng dễ sai lầm. Hãy đặt mục tiêu thấp nhất là kiếm lại được những tài sản đã mất đó là thành công, còn thời gian vừa qua chính là học phí bạn trả cho thị trường để có kinh nghiệm và bài học xương máu.
Mình đã bắt đầu làm lại như thế đấy! Giờ đây mình đã có lãi, thậm chí rất nhiều lãi, có thêm cho mình những kỹ năng, hệ thống giao dịch, cách quản lý cảm xúc và bài học sâu sắc trên thị trường. Mà tin chắc sẽ không một lần nào nữa, mình được phép cho bản thân "Buông thả" trên thị trường!
Mình đã xây dựng ra những tiêu chuẩn cho một nhà giao dịch theo xu hướng: Hạn chế giao dịch trong xu hướng giảm, Không sợ mất cơ hội, Không giao dịch phái sinh, Không bắt đáy, Không mua hàng không có cơ bản, Không gồng lỗ, ... mình đã tìm lại được con người của mình.
Kể từ thời điểm đó, lúc nào mình cũng luôn có một niềm tin rằng có một ngày, mình tự do tài chính với thị trường chứng khoán! Để không một lần nào nữa phải trả giá quá đắt cho thị trường như thời ban đầu! Mình tin các bạn cũng làm được!
Kiên trì với mục tiêu & hệ thống rất quan trọng trên con đường dẫn tới thành công vì đó là kim chỉ nam hầu hết những nhà giao dịch vĩ đại. Họ đều gặp phải những thất bại lớn trong đời nhưng khi gặp thất bại không lường trước, thay vì mất niềm tin thì họ vẫn đứng dậy và bước tiếp.
Sở dĩ những người thành công làm được điều đó vì họ không thích bỏ cuộc - không bao giờ bỏ cuộc; họ không sợ vất vả và không sợ bị mất mặt, không sợ phải học, không sợ phải nghiên cứu & làm bài tập. Cứ kiên trì, cứ nhẫn nại, liên tục phát triển & tích lũy, kết quả tốt & may mắn sẽ đến với bạn!
Hãy chịu khó tập tính kiên trì và nỗ lực hết mình trước khi nghĩ đến hai từ “bỏ cuộc”. Nếu không kiên nhẫn được, ắt “bỏ cuộc” sẽ trở thành thói quen. & buông thả sẽ làm bạn nhanh chóng thất bại trên thị trường chứng khoán.
Hãy nhớ, Chưa bao giờ quá muộn để bắt đầu lại từ đầu! Bạn có sẵn sàng để tạo nên hành trình và con người mới cho bản thân mình hay chưa?
"Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai có lòng tin.
Điều tốt hơn sẽ đến với những ai kiên nhẫn
Và những điều tốt nhất sẽ đến với những ai KHÔNG BAO GIỜ BỎ CUỘC."
Mình tin chỉ khoảng 5-10 năm nữa thôi thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ rất khác,, Việt Nam đứng trước thời điểm phải thay đổi & chuyển mình, các doanh nghiệp cũng vậy! Sự thay đổi to lớn này sẽ được dòng tiền thị trường phản ánh trong tương lai
Anh chị bây giờ chưa có gì là muộn, mà thực chất là cũng chưa bao giờ muộn để bắt đầu trở thành một thế hệ nhà đầu tư mới: BẢN LĨNH HƠN - THÔNG THÁI HƠN.
Nhận xét
Đăng nhận xét