THỦ THUẬT XÀO NẤU BÁO CÁO TÀI CHÍNH – THỰC TẾ Ở VIỆT NAM

THỦ THUẬT XÀO NẤU BÁO CÁO TÀI CHÍNH – THỰC TẾ Ở VIỆT NAM (P1)


Nếu mọi người muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể xem thêm ở link http://www.accounting-degree.org/scandals/

 

1/ Mua anh/chị công ty/ dự án (Woldcom)

 

Thông thường các công ty sắp đến thời hạn nộp báo cáo tài chính mà không đạt được chỉ tiêu đã hứa với cổ đông thì thông thường sẽ nghĩ tới các thủ thuật nhằm tạo ra lợi nhuận (mặc dù có thể không tạo ra được dòng tiền trên báo cáo tài chính). Ví dụ: TDH trong các năm 2015 và 2016 đã chuyển nhượng 2 dự án cho FDC là Dự án Khách sạn Thông Đức và Phúc Thịnh Đức và ghi nhận lãi từ các dự án này lên tới 40-50 tỷ (chưa kể việc hoàn nhập hơn 60 tỷ do ghi giảm lập dự phòng vào Thông Đức từ năm 2014). Sau đó, từ 2015->2017 TDH đã nắm giữ tỷ lệ ở FDC tầm 43% nhưng không tuyên bố kiểm soát và ghi nhận lợi nhuận luôn các nghiệp vụ trên (nhưng không thu tiền về - nghiệp vụ cấn trừ), cho tới 30.6.2018, TDH công bố FDC thuộc quyền kiểm soát và nghiễm nhiên ghi nhận một khoản lãi gần 50 tỷ (do đánh giá lại tài sản của FDC)..thực tế lợi nhuận



TDH chỉ tạo ra trong kỳ tầm 20 tỷ. (xem hình bên dưới) 


Kinh nghiệm: Còn nhiều vụ chuyển nhượng dự án từ các đại gia Bất động sản trên thị trường, các bác có thể tìm thấy và soi kỹ đối tượng nhận chuyển nhượng là ai và dây mơ rễ má của nó là gì? Và xem thật sự dòng tiền có chảy vào doanh nghiệp thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay không nhé.

2/ Che dấu các khoản nợ ở ngoài anh/chịg (Enron)

 

Thủ thuật này được sử dụng như một bài học kinh điển về việc sử dụng chiêu thành lập hàng trăm công ty với mục đích đặc biệt để giấu các khoản lỗ và nợ. Các công ty này được phân loại là không cần phải được báo cáo trong BCTC hợp nhất của Enron, như ví dụ bên dưới ta có thể thấy A, B và D là các công ty đang có lãi và được hợp nhất vào A, riêng D được lập ra chỉ mục đích là sân sau và là thằng phải ôm hết các khoản lỗ và nợ phải trả (xem hình Enron).


Kinh nghiệm: Ở thị trường Việt Nam, hành vi này được sử dụng một cách tinh vi hơn ở các ngân hàng, đó là lý do tại sao mọi người thấy các khoản dự phòng vào các công ty niêm yết/ đầu tư giảm mạnh. Đơn giản, chỉ cần có 1 sân sau như công ty D chấp nhận mua lại các trái phiếu/ cổ phiếu này với giá cao hơn lúc đầu tư -> hoàn nhập dự phòng và giảm luôn các khoản lỗ - BRAVO


 

 3/ Sale and Lease back hay Lease and buy Back (Lehman Brothers):

 

Có rất nhiều bài viết hay về Sale and lease back và gần đây bài của Long Phan có viết về nghiệp vụ của Vietjet Air, thì anh/chị chất sâu xa của nghiệp vụ này như thế nào mọi người nhìn như hình bên dưới (lấy luôn ví dụ của Viejet VJC)


Kinh nghiệm: Sale và lease back chủ yếu giúp các Công ty tài trợ về vốn trong khoảng thời gian trung và dài hạn, nghĩa là, việc ghi nhận kiểu này tức là ăn lãi của tương lai và trả lãi dần dần…nên canh thời điểm sau khi thực hiện các nghiệp vụ này và nhảy dù một cách an toàn nhất…




4/ Take a big bath (healthsouth):

 

Đây là hình thức kiểu như đã xấu rồi thì làm cho nó xấu luôn, đập đi xây lại – nếu nhìn vào anh/chị chất thì chả có gì nghiêm trọng, nhưng thực ra ẩn sâu bên trong là cả một sự tính toán cẩn thận (ví dụ: anh/chị đi một lượng lớn cổ phiếu trước ngày công bố các khoản lỗ khổng lồ)…Nghiệp vụ này được tạo ra anh/chịg cách làm xấu thêm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc xử lý các khoản còn tồn đọng như phải thu, phải trả, hàng tồn kho…


Kinh nghiệm: Ví dụ điển hình nhất cho nghiệp vụ này chính là TTF, khi thị trường đã dần dần quen với việc lỗ cả trăm tỷ thì gần đây nhất báo cáo tài chính tháng 6/2018 công bố lỗ thêm tầm 700 tỷ, giá cổ phiếu bị dìm xuống 2.5 rồi lại anh/chịg về lại 3.5 (ai có thông tin anh/chị trước thời điểm 3.5 thì cũng có khoản lãi tương đối ở bước giá này)…tuy nhiên, kịch hay còn ở phía trước, dự kiến sẽ còn có nhiều thay đổi để tạo ra một bước nhảy sau Take a big bath


 

5/ Hợp nhất kinh doanh hay hợp nhất tài sản (Business acquisition hay Assets acquisition)

Thủ thuật này thực sự ngay cả những gạo cội trong nghành kế toán/ kiểm toán cũng khó có thể nhận ra được, nói sao cho các chứng sĩ vừa mới gia nhập có thể hiểu nhỉ, mình sẽ định nghĩa đơn giản như sau nhé: Công ty A mua trên 51% công ty B – tài sản công ty B bao gồm nhiều hoạt động/ nhiều dự án triển khai -> nghiệp vụ này là Hợp nhất kinh doanh -> tạo ra lợi thế thương mại -> lợi thế này sẽ phân bổ hàng năm như một khoản chi phí Công ty A mua 100% công ty B -> công ty B chỉ có một miếng đất duy nhất -> đây được xem là hợp nhất tài sản -> toàn bộ số tiền bỏ ra ghi nhận luôn là tài sản mua vào. Vấn đề là gì? Nhìn xem ví dụ bên dưới nhé (xem hình so sánh bên dưới. Nói thiệt là nhìn con số lợi thế thương mại của NVL (2800 tỷ LTTM) ở bên dưới, chắc bét tui cũng chả biết được từ đâu mà ra, và việc xào nấu số liệu lãi lỗ là chuyển rất là bình thường…


Kết luận: trên đời có 2 thứ không đáng tin (1) là phụ nữ và (2) là báo cáo kiểm toán. (Vế 1 chỉ là câu đùa vui)


Vì sao? Vì các anh em kiểm toán có một thứ rất thần thánh chính là MỨC TRỌNG YẾU, cứ thấp hơn mức trọng yếu thì sống chết mặc bay…..đọc tới đây có anh/chị chê Kiểm toán sao không tìm ra và xử lý nó..các anh/chị nên hiểu là mặc dù họ biết nhưng tình ngay và các tài liệu cung cấp có thể bẻ lái đi bất cứ lúc nào...mặt khác chính các công ty này nuôi sống các anh em kiểm toán đấy.


Phần tiếp theo là nói về các thủ thuật:


(6) Thay đổi chính sách kế toán/ khấu hao (7) Cut off chi phí (8) Trích lập dự phòng/hoàn nhập dự phòng (9) Thanh lý 1-2% để ghi nhận lợi nhuận theo TT200 và (10) Bùa doanh thu… Các thủ thuật này các bác có thể dễ dàng search trên google và các trang mạng khác, nhưng mình viết lại theo các trường hợp thực tế và cảm nhận của riêng mình -> do đó không nhằm mục đích chim lợn hoặc dìm hàng các cổ phiếu trên….mong mọi người thông cảm.



GOOD LUCK AND TRADE SAFE !


Ủng hộ để có những bài viết về thủ thuật kéo giá chứng khoán hay làm sai số liệu BCTC:  Donate qua VP Bank - 504666660666 










Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MUA CHUẨN 100% VỚI PHƯƠNG PHÁP BREAK - OUT (P.1)

“Không có gì mới dưới ánh mặt trời”