Tại sao chúng ta thấy những chuyên gia trên thị trường chứng khoán đôi khi thay đổi quan điểm 1 cách nhanh chóng ?

Tại sao chúng ta thấy những chuyên gia trên thị trường chứng khoán đôi khi thay đổi quan điểm 1 cách nhanh chóng ? 


Gần đây chúng ta nghe được nhiều thông tin nhiều tổ chức đầu tư khuyến nghị một đằng mà làm một nẻo, miệng thì nói tốt, là thời điểm vàng để mua vào mà tay thì bán lia lịa, có phải là dấu hiệu úp bô NĐT khác không ?

Tôi có thể lấy 1 vài ví dụ về việc “tháng trước hô mua, tháng sau âm thầm bán” của các quỹ hay “chuyên gia” nổi tiếng, ví dụ ở đây:

Trung tuần tháng 5, SGI cho rằng hoảng loạn là cơ hội


Nhưng bất ngờ đầu tháng 7 này họ công bố đã bán 50% cổ phiếu trong tháng 6, vậy thực ra họ đánh giá 2 từ “cơ hội” chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 1 tháng chăng ?

Thật ra họ vẫn "miệng nói tay làm", có điều làm ngược lại thôi  và điều này cũng không quá xa lạ với Thị trường tài chính, ai cũng cần bảo vệ nồi cơm của mình mà.

Thực tế có một số lý do họ buộc phải "hành động ngược với lời nói" như sau:

  •  Khuyến nghị đưa ra có thể trước thời điểm có những thông tin buộc họ phải hành động ngược lại.

  •  Bị áp lực từ các yếu tố khác với mong muốn. VD như áp lực force sell từ thị trường hay các áp lực bởi các cổ đông, NĐT...khiến quan điểm đầu tư phải thay đổi.

  •  Chiến lược đầu tư thay đổi sau khuyến nghị.




SGI là 1 quỹ theo thiên hướng “tích sản” và luôn có những góc nhìn “giá rẻ” thời gian qua


  •  Cuối cùng thì dù là lý do nào đi chăng nữa thì dù là tổ chức hay cá nhân họ luôn phải hành động vì lợi ích của chính mình, có chăng thì tổ chức có mức độ tác động cao hơn nên được chú ý nhiều hơn.

Khi đánh giá hiệu quả của các tổ chức đầu tư hay Quỹ Đầu tư thì nên xem NAV, tỷ suất LN của Quỹ và so sánh với mức trung bình của Index (nên tính trung bình của các chỉ số Index liên quan, vd với TTCK Việt Nam thì nên tính trung bình cả 3 chỉ số) sau khi trừ phí của các Quỹ ra (vì các Quỹ thường có xu hướng để lại các phí để con số cuối cùng trông đẹp hơn). Nếu các Quỹ có tỷ lệ tốt hơn thị trường sẽ là các Quỹ xuất sắc và có hiệu quả tốt (tuy vậy số lượng Quỹ đạt thành quả như vậy không nhiều).

Cũng cần nói thêm nữa nhiều người đến nay vẫn luôn tồn tại tư duy luôn quá tin tưởng theo lời những nhận định của chuyên gia, báo chí, khuyến nghị …. Thực ra những điều này không hề sai mà đó còn là điều mà tôi luôn khuyến khích NĐT cá nhân như chúng ta thực hiện. 

Như đã nói trong bài QUY TRÌNH CHỌN LỌC CỔ PHIẾU ĐƠN GIẢN VÀ TỐI ƯU, tôi luôn tìm kiếm những thông tin nhận định về vĩ mô, ngành, DN của nhiều nguồn. Từ đó rút gọn đi thời gian phải tìm tòi và phân tích (phân tích không kiếm được tiền - đầu tư thì có). 

Tất nhiên phải luôn chọn lọc và có cái nhìn đa chiều, luôn cài sẵn tư duy phản biện để định hướng ngược lại những gì được “đám đông”  tin, nghe, và đồng tình. Hơn thế nữa, sau khi tiềm kiếm được thông tin và số liệu, phải kết hợp với nhau để cho ra 1 góc nhìn tổng quát theo quan điểm cá nhân của mình. (Ví dụ nhìn vào vĩ mô hiện tại, có nhiều người nói “đỉnh lạm phát là đáy chứng khoán”, tuy vậy có người lại nói “đỉnh lạm phát là bắt đầu khủng hoảng” - thế nên chúng ta phải tổng hợp lại các ý kiến và đưa ra quan điểm cá nhân) 

Nói thêm 1 chút theo tôi thấy mặc dù thị trường đã có đi đúng xu hướng như tôi “dự tính” (tôi đã tính được gần như chính xác ngày VNINDEX có dấu hiệu phục hồi trong bài viết :THỊ TRƯỜNG 1 LẦN NỮA PHÁ ĐÁY: ĐỨNG NGOÀI, MUA GOM, TRUNG BÌNH GIÁ HAY “ĐI CÂU CÁ” ?) tuy vậy NĐT nên giữ tỷ trọng TM ở mức cao trong DM, hạn chế tối đa việc sử dụng margin hoặc tốt nhất không xài margin luôn chỉ dùng tiền tươi. Với NĐT thích lướt sóng cũng chỉ nên sử dụng không quá  50% tỷ trọng tiền mặt.

“Hope for the best and prepare for the worst”

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MUA CHUẨN 100% VỚI PHƯƠNG PHÁP BREAK - OUT (P.1)

“Không có gì mới dưới ánh mặt trời”

THỦ THUẬT XÀO NẤU BÁO CÁO TÀI CHÍNH – THỰC TẾ Ở VIỆT NAM